Thuật ngữ trong FOREX

Broker :

Broker làm nhiệm vụ thay bạn thực hiện giao dịch forex với ngân hàng, tức là họ chỉ làm nhiệm vụ trung gian giao dịch thôi. Broker thu phí trên từng giao dịch còn gọi là “spread”.

Spread :

Spread là khoảng chênh lệch giữa giá mua (Bid) và giá bán (Ask) của từng cặp ngoại hối. Tùy broker mà spread có thể cố định hay biến động với từng cặp tiền, VD: EURUSD có giá bid là 1.4995 và ask là 1.4997, chênh lệch 2 pip giữa giá mua và giá bán chính là spread của cặp EUR/USD.

Đòn bẩy (leverage) :

Đòn bẩy (leverage) cho phép các trader giao dịch với số tiền lớn hơn gấp nhiều lần số tiền mà trader có trong tài khoản. Chính nhờ có leverage mà các trader có thể tham gia vào kinh doanh ngoại hối với số tiền rất nhỏ, thậm chí là vài trăm đô (bạn có thể thử với Forex.com).
Thông thường broker cho bạn leverage 100:1 nghĩa là một trăm lần. Vậy có nghĩa là nếu bạn định thực hiện một giao dịch với 100$ thì broker tự động thực hiện giao dịch ngoại hối đó cho bạn với khối lượng (quantity) là 100$ x 100 = 10.000$. Điều đó đồng nghĩa với việc, nếu giao dịch đó thắng lợi bạn sẽ hưởng lợi gấp 100 lần và ngược lại!!!

Pip :

Pip chính là đơn vị tính nhỏ nhất của tỷ giá một cặp tiền. Ví dụ đối với EUR/USD thì một pip là 0.0001, đối với USD/JPY một píp là 0.01.
VD: EUR/USD có tỷ giá là 1.4985 khi tỷ giá cặp EUR/USD tăng lên 1.4995 nghĩa là tăng 10 pips.
Đối với GOLD thì 0.1USD biến động của vàng là 1pip. Ví dụ giá vàng tăng từ 900USD/oz lên 910USD/oz có nghĩa là vàng đã tăng 100 pips.

Lot :

“Lot” là khối lượng (quantity) của giao dịch mà bạn sẽ thực hiện. “Standard lot” có quantity 100.000 (100k), “mini lot” là 10k, “micro lot” là 1k.
Nếu mở giao dịch 1 standard lot với leverage 100:1 thì bạn cần 1.000$ và khi giá biến động 1pips thì bạn sẽ lãi lỗ khoảng 10USD, nếu là lot mini sẽ lãi lỗ 1USD và micro lot thì sẽ lãi lỗ 0.1USD.

Margin và “margin call” :

Trước khi bắt đầu giao dịch bạn bỏ tiền vào tài khoản. Khi thực hiện một giao dịch một phần tiền này sẽ biến thành tiền ký quỹ hay còn gọi là “used margin” và lúc này số dư trong tài khoản của bạn (account equity) sẽ giảm xuống. Khi các giao dịch đang mở của bạn bị lỗ và ngày càng tăng bạn sẽ thấy số dư trong tài khoản của bạn giảm xuống theo. Tùy broker mà qui định về số dư tối thiểu trong tài khoản sẽ khác nhau, khi số dư trong tài khoản của bạn giảm xuống đến mức tối thiểu thì broker sẽ tự động đóng tất cả các giao dịch (hoặc một số giao dịch) đang mở của bạn đây chính là “margin call” hay mọi người còn gọi vui là “banh account” hay “cháy account”.

Order và Position :

Khi bạn muốn mở một giao dịch (position) bạn cần đặt một lệnh chờ mở giao dịch (entry order). Nếu và khi lệnh chờ mở giao dịch được thực thi, giao dịch được “mở” (open) và bắt đầu tồn tại trên thị trường. Tại một thời điểm, bạn sẽ đặt lệnh đóng (exit order) để đóng (close) giao dịch. Một giao dịch có thể là “long position” (entry order là để mua và exit order là để bán) hoặc “short position” (entry order là để bán và exit order là để mua).
Tại thời điểm khi bạn đặt một entry order, bạn cần xác định mức giá (price level) mà bạn muốn mua hay bán. Bạn cũng cần chỉ định kiểu lệnh và số lương của cặp tiền (instrument) bạn muốn giao dịch :

Market Order :

Đặt một lệnh “market order” nghĩa là bạn sẽ mua với giá mua (ask/offer price) hiện thời của broker, hoặc bán với giá bán (bid price) hiện thời của broker bất kể giá hiện thời là bao nhiêu. Ví dụ, cho là bạn sẽ mua EUR/USD. Thị trường hiện thời, được định giá (quote) bởi broker là 1.2934/1.2938. Điều này có nghĩa rằng broker của bạn muốn mua EUR/USD từ bạn với giá 1.2934 và bán cho bạn với giá 1.2938.

Stop Order :

Bắt đầu một giao dịch với một lệnh “stop order” nghĩa là bạn sẽ chỉ mở một giao dịch nếu thị trường chuyển biến theo hướng bạn đang tiên đoán. Ví dụ, nếu USD/JPY hiện tại là 108.72 và bạn tin nó sẽ tăng lên, bạn có thể đặt lệnh stop order để mua tại 108.82. Điều này có nghĩa rằng lệnh sẽ chỉ được thực thi nếu thị trường tăng đến giá 108.82. Ưu điểm là nếu bạn sai và thị trường chuyển biến theo hướng xuống, bạn sẽ không mua (bởi vì sẽ không bao giờ đạt đến 108.82). Mở một lệnh “stop order” thường thích hợp nếu bạn muốn giao dịch chỉ với biến động thị trường mạnh theo một hướng rõ ràng.

Limit Order :

Một lệnh “limit order” là một lệnh để mua dưới giá hiện tại, hoặc bán trên giá hiện tại. Ví dụ, nếu EUR/USD đang giao dịch với giá 1.2952/56 và bạn tin thị trường sẽ tăng, bạn có thể đặt một lệnh giới hạn để mua giá 1.2945. Nếu được thực thi, điều này sẽ mang đến cho bạn một giao dịch mua (long position) EUR/USD với giá 1.2945, ít hơn 11 pips so với bạn mua với lệnh market order. Nhược điểm của lệnh giới hạn là nếu EUR/USD tăng giá trên 1.2952/56, giới hạn của bạn là 1.2945 sẽ không bao giờ đạt đến và bạn sẽ lỡ mất cơ hội thu lợi mặc dù nhận định của bạn về hướng biến động của EUR/USD đã đúng.

Stop loss :

Khi bạn đặt một lệnh “order” và không có điều kiện để theo dõi bạn có thể đặt thêm “stop loss” để phòng khi giao dịch được mở khi bạn đang không theo dõi và lúc đó giá cũng không đi theo đúng hướng bạn muốn, nghĩa là giao dịch bị lỗ thì đến đúng giá “stop loss” giao dịch sẽ bị đóng lại và bạn chỉ bị lỗ ít thôi. Bạn cũng có thể áp dụng stop loss đối với giao dịch đang mở và đang có lợi nhuận, với trường hợp này khi giá đảo chiều đến giá stop loss thì giao dịch được đóng và bạn vẫn giữ được một phần lợi nhuận.

Trailing stop :

Bạn mở một short position với cặp EUR/USD tại giá 1.5090 với stop loss là 1.5130 (nghĩa là bạn sẽ cắt lỗ 40 pips). Khi giá đi xuống đến 1.5050 bạn thay đổi stop loss thành 1.5090 và cứ thế, giá càng giảm thì bạn cũng giảm stop loss và khi giá quay lên thì giao dịch sẽ được đóng mở mức stop loss mới nhất của bạn. Một số broker cho phép bạn đặt trailing stop, và stop loss sẽ được tự động điều chỉnh khi giá biến động theo đúng hướng tăng lợi nhuận của giao dịch và giao dịch sẽ đóng khi giá đảo chiều đến mức stop loss mới nhất. VD : với cặp EUR/USD bạn đặt trailing stop là 40 pips thì khi giá giảm đến 1.4980 và đảo chiều quay lên thì giao dịch sẽ đóng khi giá chạm đến mức stop loss mới nhất là 1.5020.

Chia sẻ thông tin:
Updated: Tháng Bảy 27, 2012 — 1:17 chiều