Kinh nghiệm giao dịch Forex với khung thời gian khác nhau

KinhdoanhForex từng đăng một bài viết về cách đầu tư forex đơn thuần bằng phân tích kỹ thuật, qua chủ đề này các bạn thấy rằng biết phân tích kỹ thuật thôi chưa đủ, bạn có thể rất thành thạo về các khái niệm và chức năng của nhiều Indicator nhưng chưa thể giao dịch hiệu quả do cần kết hợp thêm các kỹ năng khác, trong bài này tác giả hướng dẫn cách phân tích qua nhiều khung thời gian Time Frame khác nhau trên biểu đồ MT4.

Kinh nghiệm giao dịch Forex với nhiều TimeFrame

Do Forex được giao dịch ở nhiều khung thời gian từ biểu đồ 1 phút đến Chart Monthly, giới đầu tư chứng khoán thường dao dịch trên các chart trung và dài hạn nên thường ít chịu áp lực hay các tín hiệu nhiễu như các nhà giao dịch Forex, vốn hay phân tích và kinh doanh ở khung thời gian nhỏ (thường là m30 – h1)

Kết quả là ở biểu đồ M30 cho tín hiệu mua nhưng sau khi vào lệnh Sell, giá chỉ giảm được một đoạn ngắn rồi quay lại tăng mạnh, tìm hiểu kỹ nguyên nhân mới nhận thấy trên biểu đồ H1 lại cho tín hiệu TĂNG! Lần khác xem chart H1 tháy tind hiệu Mua và lát lại rơi mạnh do Chart H4 là xu hướng giảm trung hạn, như vậy làm sao để giao dịch forex kết hợp các khung thời gian hợp lý!? Đa số các sách tài liệu học phân tích kỹ thuật Forex ít đề cập tới cách kết hợp các biểu đồ để lướt nhận ra xu hướng chính và Trend phụ.

Cách phối hợp các khung thời gian dài và ngắn hạn

Về cơ bản thì để xác định xu hướng trên thị trường ta nên phân tích trên biểu đồ H4 và khi vào lệnh thì phân tích trên Chart M30 để tìm điểm vào chuẩn xác nhất. Quan trọng là ta luôn ưu tiên giao dịch theo đà Trend của khung thời gian lớn, Ví dụ: Trên biểu đồ h4 là xu hướng tăng thì ta nên tìm cơ hội mua ở Chart M30 .

kinh nghiem giao dich forex voi khung thoi gian

Quan sát biểu đồ Forex trên đây, bên trái là Chart dài hạn còn bên phải là biểu đồ ngắn hạn. Vào thời điểm hiện tại thì giá đã phá vỡ Trendline giảm và xu hướng tiếp tục tăng điểm chiếm ưu thế, trên Chart ngắn hạn thì xu hướng tăng được nhận biết dễ dàng qua Trendline Support. Thời gian gần đây xuất hiện một điểm gap và theo lý thuyết giao dịch với khoảng trống gap là ta sẽ mua vào gần mức Support mạnh nhất được tạo ra bởi Gap.

Theo kinh nghiệm giao dịch với khung thời gian của tác giả thì nên áp dụng khung H4 và H1, Chart H1 thì dùng để phân tích Trend còn Chart M15 để tìm điểm vào lệnh.

Bài chia sẻ kinh nghiệm đến đây là kết thúc, nội dung chính tóm lại là chỉ cần phối hợp 2 khung thời gian trung hạn và ngắn hạn, tìm trend chủ đạo trên khung thời gian dài và ngắn hạn để vào lệnh.

Chia sẻ thông tin: