Phân tích kỹ thuật với Pivot Point

Pivot là công cụ xác định các mức hỗ trợ và kháng cự, công cụ này được rất nhiều trader sử dụng nên sẽ mang lại hiệu quả cao

BƯỚC 1:
Đầu tiên,các bạn quan sát xem giá đang ở vị trí nào so với điểm pivot ( nằm trên hay dưới ?)
Nếu giá nằm trên pivot point thì chiến ưu tiên chiến lược buy trong ngày và ngược lại nếu giá nằm dưới Pivot , ưu tiên Sell.
Mục tiêu chốt lời chắc ăn nhất là gần S1 hoặc R1 vì nếu ngày nào không có các tin tức gây breakout , giá có khuynh hướng trở về pivot khi đã chạm cản R1, S1
BƯỚC 2:
Vào thời điểm không có tín tức gây biến động mạnh, điểm pivot chỉ là mức cản yếu, giá có khả năng chỉ sideway quanh pivot.
Quan sát ví dụ sau: Đầu tiên các bạn thấy rằng giá nằm trên pivot và có khoảng cách khá gần với pivot:
Như vậy chuyện gì sẽ diễn ra tiếp theo !? Tôi không cần phải đoán, tôi sẽ quan sát giá phản ứng thế nào khi chạm mức hỗ trợ này. Tôi kì vọng sau giá sẽ bật lên S1 nhưng tuyệt đối không được vào lệnh lúc này nhé vì không thể chắc chắn được là giá có quay đầu lên hay không !!!
Hãy nhớ rằng ” sự kì vọng ” không phải là lý do để bạn quyết định vào lệnh !
Bạn thấy đấy, giá đã tìm được mức hỗ trợ là điểm pivot và đã bắt đầu bật lên, đây mới là thời điểm an toàn để vào lệnh BUY
Và đây là kết quả:
Giá đã bật lên và sau đó 1 lần nữa test mức hỗ trợ pivot.
Các bạn để ý sẽ thấy mẫu nến ” cây búa ” báo hiệu đảo chiều khá chắc chắn đấy.
Như vậy giá đã tiến đến mục tiêu R1.
Lúc này, các bạn sẽ tiếp tục quan sát giá phản ứng thế nào với mức cản R1 này nhé.
Khi kết thúc cây nến hiện tại nếu có bóng trên dài chứng tỏ lực bán đang chiếm ưu thế thì khả năng giá quay về điểm pivot rất cao.
oh, cuối cùng giá lại quay lại pivot !!!
KINH NGHIỆM:
1_   Để tối ưu hóa tính năng  xác định resistance và support, các bạn nên kết hợp với các mẫu hình hình như ( shooting star, hammer, doji….) để xác nhận dấu hiệu đảo chiều.
Ví dụ về mẫu hình đảo chiều: click vào hình dưới đây

 

Chia sẻ thông tin:
Updated: Tháng Ba 22, 2013 — 7:50 sáng