Phân tích xu hướng chuẩn xác với Trendline kết hợp Mô hình Nến Nhật CandelStick

Để hình thành 1 hệ thống giao dịch cần kết hợp các Indicator để xác định xu hướng, điểm vào/thoát và tránh tín hiệu nhiễu . Tuy nhiên, nếu kết hợp nhiều công cụ sẽ gây rối loạn, các Indi mâu thuẫn lẫn nhau, Ví dụ: Bạn nhận thấy tín hiệu BUY từ RSI nhưng các tool khác như : MA, Bollinger Bands lại cho khuynh hướng xuống, khi đã vào lệnh mua rồi sẽ rất dễ bị phân tâm, dẫn đến đóng lệnh sớm ( có thể bỏ mất cơ hội ăn dày ) hoặc không kịp trở tay khi thị trường đột ngột đảo chiều. Qua đó, nhiều Trader theo phương pháp Naked Trading ( Dựa trên mô hình giá, mô hình Nến và các công cụ kinh điển như: Trendline, Fibonacci )

Bài viết này gợi ý cách kết hợp Trendline và Mô hình nến truyền thống ” Pin Par, hammer ) để nhận diện, xác nhận xu hướng và cách dừng lỗ hợp lý nhằm hạn chế tổn thất .

Đầu tiên là xác định các mức cản. Dựa trên các mức kháng cự trong quá khứ, ta kẻ đường Horizon ngang để tìm các cản xoay ( Trong tương lai khi tiếp cận các cản này thường có xu hướng bật trở lại hoặc dựa vào đây để breakout, trong các cách xác định cản thì tập hợp các điêm cao/ thấp được test nhiều lần trước đó là cản quan trọng nhất, kế tiếp là cản theo Trendline > Channel >Fibo và Pivot . )

 



1 Trendline vững chắc là khi đc test bởi nhiều điểm cao/ thấp của nến. Thông thường giá sẽ bật trở lại xu hướng mạnh mẽ sau khi công phá Trendline thất bại. Trong điều kiên bình thường không có tin shock sẽ chậm rãi giảm tốc độ và quay đầu. Lúc dông bão, có thể giật mạnh tạo Nến bóng trên,dưới đều dài thì Nến này xem như ” vô dụng ” trừ tạo 1 nến tăng/giảm rõ rệt với giá đóng cửa phá vỡ Trendline .



Khi vừa Breakout khoan vội nhảy vào để phòng trường hợp rebound test lại Kháng cự


Bước kế tiếp là kẻ đường xu hướng ( Trendline ) để xác định khu vực đảo chiều . Trendline được xem là kim chỉ nam để định hướng Trend tiếp diễn, tạm thời bị hoãn hay gãy Trend . Do đó, khi thị trường tiếp cận Trendline, ta cần ưu tiên các cản vào ngay khu vực tiệm cận Trendline để hình thành vùng hỗ trợ/kháng cự. Ảnh minh họa dưới đây là đường Trendline nối hơn 3 điểm thấp trước đó , giá test khu vực hỗ quá khứ trùng cản Trend và có phản ứng ngay )



Sau đó, quan sát tìm mô hình nến đào chiều, ở đây đặc biệt chú ý đến các mô hình như : Doji, Hammer, Pin bar,..nhìn chung là các dạng nến bóng dài để thể hiện lực mua/ bán đang chiếm ưu thế. Ảnh minh họa trên là Nến Doji xuất hiện ở vùng Support thể hiện lực mua đang lấn át . Nến này đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định cản cứng cho Stoploss, điểm Stoploss hợp lý nằm trên/ dươi bóng nến .



Trường hợp Sideway trong kênh ngang hay đi theo hình răng cưa nhưng vẫn duy trì xu hướng tăng ( Các đáy hỗ trợ tăng dần ) thì vẫn xác định được mức hỗ trợ qua Fibonacci, trong trường hợp này nên căn cứ theo các Level mạnh từ 50% đến tối đa 78,6% .

Chia sẻ thông tin:
Updated: Tháng Tư 17, 2013 — 11:58 chiều