Trong các loại cản Support – Ressistence phổ biến như Pivot Point , Fibonacci, Trendline,… thì cản TÂM LÝ cớ sức ảnh hưởng mạnh nhất. Cản này khá nhạy cảm, nghĩa là khi giá chạm cản thì bật mạnh trở lại. Chủ đề này sẽ giới thiệu về cả tâm lý trong PTKT và cách tìm Cản tâm lý hiệu quả.
Cản tâm lý là gì?
Quan sát biểu đồ phân tích mô hình giá dưới đây, ta nhận thấy trước đó thị trường đã bật lại từ các mức cản quan trọng, đối với mức HỖ TRỢ SUPPORT thì cản $1438 được gọi là cản tâm lý. Tên gọi này bắt nguồn từ phương Tây, nhiều Trader đặt niềm tin vào các mức cản trong quá khứ theo nguyên tắc thị trường luôn có xu hướng lập lại chính nó – Cụ thể phản ánh qua giá, đã từng dội lại từ các cản nào thì trong tương lai vẫn tiếp tục “hành vi” đó. Cản tâm lý có vai trò quan trọng vì một khi không giữ được mức cản thì thị trường sẽ biến động theo 1 chiều mạnh mẽ. Ví dụ: Lần đầu tiên chạm cản 1438 chưa vượt qua được nhưng lần 2 tăng qua một cách dễ dàng thì sắp tới khi tiếp cận lại ngưỡng hỗ trợ này tiếp tục phản ứng mạnh. Thông thường cản tâm lý tạo ra hiệu ứng đảo chiều rất nhanh, Giá chạm vào là bật ngược lại nhanh chóng. Do đó, cản tâm lý là công cụ đắc lực trong giao dịch khi thị trường biến động mạnh
Làm thế nào để tìm cản tâm lý ?
Xác định cản TÂM LÝ không có nguyên tắc cụ thể để kẻ giống như đối với Trendline, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm phân tích qua thời gian dài, thông thương để biết được 1 mức cản tâm lý có “mạnh” hay không ta theo dõi số lần giá cham vào mức cản đó, càng tiếp cận nhiều thì càng quan trọng. Ta thường kết hợp cản tâm lý với mô hình giá Price Action
Phương pháp giao dịch với cản tâm lý
Phương pháp chung khi trade dựa trên cản tâm lý là Swing, theo dõi khi giá phản ứng thế nào trước cản taam lý và trade theo TREND. Ví dụ: Hiện tại đang trong tình trạng KHÔNG CÓ XU HƯỚNG – SIDEWAY thì canh mua tại mức cản tâm lý $1438
Kết luận:
Cản tâm lý được nhiều Trader sử dụng nên mang lại hiệu quả đáng kể, Kết hợp cản tâm lý vào bộ công cụ phân tích để cảnh giác với các mức cản nhạy cảm.