Indicator là gì và chơi forex với các Indicator như thế nào
Một số chỉ số phân tích kỹ thuật phổ biến (Technical Indicator) Ở bài học chơi forex kỳ trước, tác giả giới thiệu một số mô hình giá trong phân tích kỹ thuật phổ biến, các Pattern này có ưu điểm là dễ nhận diện và tính kiên định trong phân tích, kiên định (Consistency) là yếu tố quan trọng để xây dựng một nguyên tắc giao dịch hiệu quả vì nếu cách thức phân tích của bạn quá rối rắm, không nhất quán thì khi vào lệnh sẽ dễ bị dao động, ảnh hưởng tới yếu tố tâm lý.
Dù biết là price action thì không cần kết hợp thêm Indicator nhưng trong nhiều trường hợp thì có thêm tín hiệu từ Indicator sẽ tạo thêm sự tự tin để ra quyết định, hiện các Coder lập trình Indicator đã tạo ra nhiều Indicator hữu ích phục vi cho việc xác định xu hướng, dự báo hành vi trong tương lai gần của thị trường hoặc ít nhất là trong một phiên tới Market sẽ di chuyển theo hướng nào, trước giờ có các Indi nổi tiếng được sử dụng rộng rãi như MACD, Moving Avarage,…
Chơi Forex nên chọn Indicator nào để phân tích kỹ thuật
Để chọn Indicator, bạn cần hiểu sơ lược ý nghĩa của các con số mà Indicator tính cung cấp, Ví dụ: Khi đường RSI di chuyển băng qua ngưỡng 50 thì điều gì xảy ra? Hay khi dãy Bollinger Bands thắt chặt và bung rộng về 2 phía thì thị trường sẽ dao động mạnh (gọi là Breakout) Bài viết này giới thiệu một số công cụ phân tích kỹ thuật nên sử dụng kết hợp với Mô hình giá price Action để tăng tính hiệu quả của hệ thống giao dịch.
Đường trung bình di động (Moving Avarage): đây là “gương mặt thân quen” trong giới phân tích kỹ thuật, hầu hết các Trader đều cày Indicator này lên Chart biểu đồ giá đỡ để theo dõi xu hướng trung bình trong các phiên gần đây, từ đó dự báo xu hướng còn khả năng tiếp diễn hay không, biết được hướng đi của thị trường là công đoạn quan trọng nhất vì nếu chống lại thị trường thì rủi ro sẽ tăng cao.
- Ưu điểm của đường trung bình: SMA, EMA là dễ quan sát, cơ bản cách sử dụng MA là mua vào khi giá tăng vượt dãy MA và Bán ra khi giá cắt từ trên xuống xuyên qua đường MA.
- Nhược điểm: đây là Indicator thuộc nhóm chỉ báo chậm, theo sau thị trường nên nhiều Trader không nhận biết sớm được xu hướng đảo chiều nếu chỉ dựa vào Moving Avarage.
Các loại MA Indicator thông dụng
Có 3 loại MA thông dụng: SMA ( Simple Moving Avarage), Bình quân gia quyền WMA ( Weighted MA) và MA lũy thừa (EMA) Trong số đó, đường EMA được sử dụng nhiều nhất Công thức tính toán của MA khá đơn giản, Ví dụ cách tính cho đường SMA là trung bình cộng của 8 phiên giao dịch gần đây, từ đó suy ra giá trung bình của phiên hôm nay. Khi giá đã rời xa giá trị trung bình thì đây là dấu hiệu chuẩn bị một con sóng điều chỉnh, nên chốt lời một phần. KinhdoanhForex.net sẽ viết về cách chốt lời từng phần để bảo toàn lợi nhuận khi xu hướng thuận lợi hoặc giảm thiệt hại khi bị ngược sóng.
Phương pháp phân tích và tìm cơ hội giao dịch với đường Moving Avarage như sau: Sử dụng 2 đường MA dài hạn (Long-term Avarage) và Một đường MA ngắn hạn (Short-term MA), thời điểm giao dịch thích hợp khi đường MA ngắn hạn cắt đường MA dài hạn. Hướng cắt lên thì có cơ hội mua vào và ngược lại, cắt xuống thì Sell. Điểm cắt từ dưới lên được gọi là giao điểm Vàng (Golden Crossover) và cắt từ trên hướng xuống thì gọi là Dead Crossover.
Moving Avarage đóng vai trò là mức cản (Support – Resistence). MA thể hiện điểm yếu khi thị trường đi ngang Sideway, thời điểm nay nên dùng mô hình giá kênh ngang hiệu quả hơn xài Indicator.