Giao dịch Vàng tài khoản tại các sàn vàng chui – Lợi bất cập hại!

Chào các Trader chơi vàng tài khoản!

Trong bài viết sàn giao dịch vàng thế giới, tác giả đã giới thiệu thế nào là vàng tài khoản, các hình thức giao dịch vàng tài khoản trên thế giới và cơ hội đầu tư  vàng tài khoản cho nhà đầu tư Việt. Qua đó, chúng ta khẳng định hình thức kinh doanh vàng tài khoản là hoàn toàn hợp pháp và đây là kênh đầu tư  vốn có mức sinh lợi cao nhất hiện nay. Hiện có rất nhiều sàn giao dịch vàng mọc lên như  nấm, đặc biệt là sau khi các sàn vàng bị ngưng giao dịch chính thức từ tháng 3/2010, vẫn có nhiều sàn âm thầm hoạt động và tạo ra các cơn sóng ngầm thu hút nhiều nhà đầu tư, do không hiểu biết tường tận cách thức hoạt động của những sàn giao dịch vàng tài khoản chui này mà nhiều Trader Việt đã thua lỗ với nguyên nhân chủ yếu do nhà cái áp dụng các thủ thuật can thiệp vào hoạt động giao dịch của khách hàng. Bài viết này sẽ chỉ ra cách mà các sàn vàng tài khoản chui đang áp dụng với các client của mình.

Nguyên nhân thua lỗ của các Trader chơi vàng tài khoản mới vào nghề

Trong bài viết về các nguyên nhân thua lỗ của các Newbie Trader mới vô nghề có đề cập tới 3 nguyên nhân chính là do sự thiếu hiểu biết kiến thức căn bản, lạm dụng đòn bẩy giao dịch và do bị yếu tố tâm lý tác động trong quyết định lướt sóng, như vậy vẫn chưa đủ do còn một nguyên nhân mà các Trader mới không nhận biết đó là nguyên nhân chủ quan do các sàn giao dịch broker tạo ra, những công ty môi giới này ngoài mặt thì luôn có khẩu hiệu khách hàng là thượng đế hay thành công của khách hàng cũng là thành công của chúng tôi! Vâng, thực sự thì chỉ có broker là người chiến thắng mà thôi, giống như  trong một trung tâm giải trí cờ bạc casino thì chỉ có nhà cái, chủ sàn là người luôn chiến thắng trong thời gian dài và các con bạc lãnh đủ.

Các sàn giao dịch vàng tài khoản Market Maker (Dealing Desk) và cơ chế vận hành

Để minh họa các thức hoạt động của các sàn vàng chui hiện nay, chúng tôi đưa ra ví dụ sau:

sann vang chui hoat dong nhu the nao

Đây là hình ảnh của sàn giao dịch Vàng tài khoản ‘chui”, do họ làm nhà cái (hay còn gọi là Market Marker), câu chuyện đưa ví dụ có 2 đối tượng là sàn giao dịch (broker) vs Trader, các sàn nhà cái dạng Market market là người trade đối đầu với khách hàng (nhà đầu cơ), có nhiều nguồn thu nhập cho sàn giao dịch như:

  1. Phí chênh lệch giá mua và bán Bid/Ask (Gọi là Spread)
  2. Phí lãi suất qua đêm do khách hàng sử dụng đòn bẩy tài chính (leverage), đòn bẩy này càng cao thì chi phí phải trả càng lớn. Có vài sàn cho phép đòn bẩy chơi vàng lên tới 500:1 và do đó mỗi ngày nếu duy trì lệnh qua đêm thì khách phải tar phí khá lớn, được trừ tự động vào số dư tài khoản (balance)
  3. Khoảng chênh lệch do “bán lẻ”: Y hệt như hình thức kinh doanh mua bán truyền thống, các Dealing Desk broker có một hệ thống nguồn Feed tỷ giá giao dịch từ các ngân hàng thương mại hay các dịch vụ cung cấp thanh khoản ( tiếng Anh gọi là Liquidity Provider Service), cũng có các sàn dạng Dealing Desk uy tín hơn do có nhiều nguồn Feed tỷ giá và quan trọng là họ ít “tham lam” hơn!
  4. Khoảng lời từ thua lỗ của Trader: Một số broker chỉ làm MM (market maker) trong số số thời điểm trong ngày nhưng đa số là sống bằng cách Trade đối ứng với khách hàng, khách lời thì họ lời và khi khách lỗ thì họ biến phần loss đó thành lợi nhuận.
  5. Một số khoảng phí dịch vụ khác như: phí nạp/rút tiền, phí duy trì tài khoản Inactive (các tài khoản còn tiền nhưng không giao dịch trong thời gian nhất định do broker qui định trong phần chính sách policy)

san giao dich vang chui gian lan

Bắt đầu cân chuyện, KinhdoanhForex.net đặt tên 2 nhân vật chính như  sau; Dealing Desk broker = DD và Trader đang giao dịch tại sàn Dealing Desk = Gambler.

Như giải thích ở trên thì DD có một hệ thống Feed tỷ giá, anh ta có nhiều nguồn giá tốt để chọn lựa và TỰ RA GIÁ bán lẻ cho khách hàng. Ví dụ đối với cặp tỷ giá EUR/USD . Thời điểm hiện tại có 4 ngân hàng thương mại cung cấp 4 tỷ giá khác nhau như trên ảnh:

sann vang tai khoan ao - san vang chui

Các bạn thấy tỷ giá tốt nhất là Bank #3 với giá: 1,3524 (Giá BUY)1,3522 (Giá SELL)

KINH DOANH VANG TAI SAN CHUI

Với tư  cách là người tạo giá, DD tự ra giá bán lẻ để khách hàng giao dịch, trong ví dụ này, sàn ra tỷ giá là: 1,35281.3527

san vang ao - san vang chui

Khi có Trader đặt lệnh MUA cặp EUR/USD – Khối lượng giao dịch 1 lot thì ngay lập tức DD khớp lệnh cả 2 bên, đặt mua giá rẻ ở ngân hàng #3 và khớp lệnh BUY của khách hàng, kết quả hiển nhiên là DD lời ngay 4 pip. Cả nhà cái và khách hàng đều khớp lệnh và sàn thì lời 4 pip + 1 Pip phí Spread, tổng cộng lời 5 pip ngay sau khi khách hàng đặt lệnh giao dịch. Thực tế thì công việc khớp lệnh 2 bên thế này do hệ thống tự động làm, không có người nào đủ nhanh để quan sát hết hàng chục ngân hàng bán sỉ để ra giá liên tục suốt 24h. Để khớp lệnh thì bắt buộc phải có một ngân hàng  bán giá rẻ, có lời thì DD mới khớp lệnh. Như vậy CÓ CHUYỆN GÌ XẢY RA NẾU KHÁCH HÀNG ĐẶT LỆNH BÁN EUR/USD GIÁ CAO VÀ KHÔNG CÓ TỶ GIÁ NÀO THÍCH HỢP ĐƯỢC CUNG CẤP BỞI CÁC BANK THƯƠNG MẠI !?

Cụ thể là nếu Trader này đặt lệnh bán với tỷ giá nhìn thấy trên màn hình MT4 là 1,3528 !!!?

giao dich vang - forex san vang chui

Vâng, do hành vi làm giá, đẩy lên cao để hốt bạc từ  đội Trader BUY, khi có người bán ra ở giá cao trong khi không có tỷ giá từ Ngân hàng cung cấp tỷ giá thì lúc này các Broker giở trò! Điều này dễ hiểu, khi không có giá thích hợp thì làm sao Broker khớp lệnh được, đặc biệt là các broker Dealing Desk nhỏ, ít nguồn cung cấp tỷ giá thì lấy đâu ra giá để khớp.

su that ve san vang chui

Haha! Đây là lúc hiện tượng Requote xảy ra liên tục, khách hàng KHÔNG THỂ đặt lệnh SELL được, đến khi khớp lệnh thì giá SELL đã chạy tọt xuống giá thấp, bị mất một khoảng vài pip, có lúc gần 20 pip, DD chỉ cho khớp lệnh khi nó có lời, nghĩa là đã có giá tốt từ  các thương mại. Cuối cùng thì người chiến thắng vẫn là Broker và Trader thì vuột cơ hội bán giá cao, các Trader chơi lướt sóng ngắn mà gặp trường hợp này thì tức ứa gan do chiến thuật giao dịch chỉ để ăn chừng 5 pip mà bị “cướp trắng trợn” hết chục pip!

san forex chui

Ăn trận kiểu này không phải lúc nào cũng thực hiện được, nếu trade mà lệnh nào cũng bị Re-quote thì không ai dám giao dịch ở sàn này nữa, các DD thừa biết điều này nên chỉ áp dụng chiêu re-quote, trượt giá Slippage khi có biến động mạnh trên thị trường, lúc đó thường xảy ra hiện tượng thiếu tỷ giá để khớp lệnh (hay gọi là thanh khoản kém, trên thị trường OTC chứng khoán các Trader giao dịch mặt đối mặt, cung gặp cầu thì giao dịch được khớp, càng nhiều Trader trên thị trường thì thanh khoản càng cao, còn đối với các sàn DD thì khái niệm thanh khoản chỉ tập trung vào tỷ giá Feed mà các dịch vụ Liquidity cung cấp, nôm na là Trader chơi tay đôi với nhà cái mà thôi, không phải lệnh của họ chạy vòng vòng khắp thế giới để kiếm một Trader khác đặt lệnh đối xứng.

Thực tế thì đa phần thời gian các DD ôm lệnh và họ trade đối ứng với khách hàng, có khoảng 2/3 giao dịch của tất cả khách trên sàn được Broker trade kiểu này. Ví dụ tổng cộng Broker có 1 triệu khách hàng thì khoảng 600.000 lệnh của Trader được Broker trade đối ứng, Bạn Bán thì Broker mua và ngược lại. Hình thức này mang lại lợi nhuận kếch xù hơn là chỉ ăn lẻ vài pip Spread + khoảng chênh lệch giá mua sỉ và bán lẻ. Theo thống kê thì số lượng Trader thua lỗ lớn hơn số lượng có lợi nhuận, do đó cũng có lúc DD chịu thiệt hại nhưng chung cuộc vẫn là người duy nhất biết trước mình sẽ chiến thắng.

Giả sử  có 100 lệnh giao dịch gửi tới Broker cùng một thời điểm, trong đó có 80 giao dịch ở trạng thái BUY và 20 giao dịch BÁN (SELL) thì Broker sẽ tính toán khối lượng giao dịch (Trading Volume) như  sau:

80 lệnh BUY tổng cộng đạt 100 lot và 20 lệnh SELL đạt 90 Lot và xu hướng hiện đang TĂNG thì trạng thái tài khoản của Broker là: SELL 100 lot và BUY 90 lot, thị trường đang tăng thì broker đang bị LỖ 10 lot và ở trạng thái kẹp lệnh. Nếu tiếp tục tăng mạnh thì tụi Trader SELL chết, Broker thắng 90 lot  và thua 100 lot .Vậy Broker chịu lỗ 10 lot uh?

Không! Nếu số lượng Trader thắng do dự  đoán đúng xu hướng nhiều quá thì Broker sẽ lập tức chuyên lệnh thằng ra Internet bank, khi đó thì Broker không phải chịu rủi ro kẹp lệnh nữa, nó làm được như vậy là do kết nối thằng với Internk bank (thị trường liên ngân hàng). Lúc này thì 80 lệnh BUY của khách lập tức đẩy ra Interbank cùng lúc với 20 lệnh SELL và Broker đóng vai trò trung gian, chỉ ăn phí gốc

Do đó, hệ thống máy tính tự  động của Broker chỉ báo hiệu nên ôm lệnh khi trung bình trong hệ thống số lượng Trader bị lỗ nhiều hơn lời. Khi đó, broker biến phần lỗ thành tiền lời cho mình.

Nên ngưng giao dịch vàng – forex tại các sàn vàng chui

Hiện tại trong nước có các sàn vàng chui hoạt động theo cơ chế này do đó các nhà đầu tư vô tình không biết giao dịch của mình chịu sự chi phối của sàn vàng, đối với các sàn giao dịch thuộc NFA,FSA và chịu sự giám sát của các sở giao dịch ở nước sở tại thì họ không được phép áp dụng kỹ thuật trượt giá và phải đảm bảo nguồn Liquidity phong phú đi khắp 5 châu để tăng tối đa tính thanh khoản, không được kiếm lời kiểu Re-quote hay slippage. KinhdoanhForex.net khuyến nghị sàn vàng tài khoản uy tín theo tiêu chuẩn quốc tế – an toàn – minh bạch cho nhà đầu tư Việt: Forex.com Uk (Anh quốc), Xem thêm tại đây →

 

Chia sẻ thông tin: